Tôi sợ chủ nhà sẽ bỏ đi sau khi nhận được tiền đặt cọc và mình sẽ mất số tiền đó. Xin luật sư tư vấn giúp tôi cách đặt cọc tiền nhà an toàn.
Lê Minh Tiến (Hoài Đức, Hà Nội)
Pháp luật không quy định đặt cọc phải công chứng
Theo quy định về đặt cọc tại Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015:
Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Theo đó, pháp luật không quy định phải công chứng khi đặt cọc. Do vậy, bạn cần kiểm tra tình trạng pháp lý của ngôi nhà sắp mua xem liệu nhà có đủ điều kiện để bán không nhằm hạn chế rủi ro khi ký hợp đồng đặt cọc mua bán nhà.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 119 Luật Nhà ở 2014, nhà ở có đủ các điều kiện sau mới có thể tham gia giao dịch chuyển nhượng, mua bán:
- Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
- Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
- Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
Ngoài ra, khi đặt cọc, bạn cần lập hợp đồng đặt cọc. Trong hợp đồng nêu rõ trách nhiệm của bên bán nếu vi phạm, yêu cầu bên bán trả lại tiền đặt cọc và một khoản tiền phạt (tương đương hoặc lớn hơn số tiền đặt cọc) ngay lập tức nếu bên bán không thực hiện đúng như cam kết.
Theo Kinhtedothi
0 Comment
more_vert