Trước khi ký xác nhận hợp đồng thuê nhà, khách thuê lẫn chủ nhà đều cần nắm rõ các điều khoản, thông tin trong bản hợp đồng, nhằm không chỉ bảo vệ quyền lợi của mình mà còn hạn chế các tranh chấp xảy ra về sau.
Soạn thảo hợp đồng thuê nhà ở là bước quan trọng trong cả quá trình thuê nhà, đối với khách thuê lẫn chủ cho thuê. Tuy nhiên, người đi thuê nhà thường sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc nắm rõ các thông tin có trong hợp đồng. Bài viết này sẽ giúp bạn - người đi thuê - hiểu rõ 4 điểm phải kiểm tra kỹ trước khi ký hợp đồng thuê nhà ở.
1. Đề phòng chủ nhà giả
Khi xem xét hợp đồng thuê nhà ở, hãy chắc chắn rằng bạn đã nắm toàn bộ thông tin về chủ cho thuê (thường là bên A). Nếu có đủ thời gian, bạn nên kiểm tra một lượt các tài liệu pháp lý của chủ cho thuê để chứng minh căn nhà thuộc quyền sở hữu của họ. Trường hợp bạn tìm hiểu trực tiếp thông qua người chủ, hãy nhã nhặn và khéo léo khi hỏi thông tin, chắc chắn họ sẽ vui vẻ cho bạn biết những thông tin cần thiết, cũng như các giấy tờ quyền sở hữu ngôi nhà của họ.
Ngoài ra, khi xem xét hợp đồng thuê nhà ở, bạn cần nắm rõ các điều khoản liên quan đến việc cho thuê như sau:
Kỳ hạn thuê nhà (theo năm hay theo tháng)?Ngày bắt đầu và ngày hết hạn cho thuê?Những điểm cần chú ý trước ngày kết thúc hợp đồng thuê nhà ở?Chủ cho thuê có ý định tiếp tục cho thuê nhà khi hết hạn hợp đồng hay không?Có “Điều khoản phá vỡ hợp đồng” cho phép các bên chấm dứt hợp đồng thuê do xảy ra các sự cố sau một thời gian nhất định hay không?Tiền cọc thuê nhà là bao nhiêu? Điều kiện để nhận lại tiền cọc sau khi thanh lý hợp đồng là gì?
2. Kiểm tra chênh lệch mệnh giá tiền tệ trong hợp đồng
Do sự biến động bất thường của đồng tiền Việt Nam đồng (VND), hầu hết các chủ cho thuê thường sẽ ký hợp đồng thuê nhà ở bằng tiền đô la Mỹ (USD). Việc này giúp chủ cho thuê không phải chịu ảnh hưởng bởi sự biến động của đồng tiền Việt.
Lời khuyên cho bất kỳ người đi thuê nhà (bao gồm cả người nước ngoài thuê nhà ở Việt Nam): Trước khi ký hợp đồng thuê nhà ở, bạn nên đề cập và thống nhất rõ về các điều khoản mệnh giá tiền tệ sử dụng trong việc thanh toán.
Trường hợp nếu tiền thuê là VND, người thuê nhà không phải lo lắng gì cả. Ngược lại, nếu hợp đồng thuê nhà ở quy định bằng tiền USD, người thuê nhà cần kiểm tra mức giá quy đổi hiện hành của đồng tiền USD sang VND được công bố tại Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, và phải ghi chú rõ mức cố định trong bản hợp đồng thuê nhà ở.
Do sự biến động bất thường của đồng tiền Việt Nam đồng (VND), hầu hết các chủ cho thuê thường sẽ ký hợp đồng thuê nhà ở bằng tiền đô la Mỹ (USD). Việc này giúp chủ cho thuê không phải chịu ảnh hưởng bởi sự biến động của đồng tiền Việt.
Lời khuyên cho bất kỳ người đi thuê nhà (bao gồm cả người nước ngoài thuê nhà ở Việt Nam): Trước khi ký hợp đồng thuê nhà ở, bạn nên đề cập và thống nhất rõ về các điều khoản mệnh giá tiền tệ sử dụng trong việc thanh toán.
Trường hợp nếu tiền thuê là VND, người thuê nhà không phải lo lắng gì cả. Ngược lại, nếu hợp đồng thuê nhà ở quy định bằng tiền USD, người thuê nhà cần kiểm tra mức giá quy đổi hiện hành của đồng tiền USD sang VND được công bố tại Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, và phải ghi chú rõ mức cố định trong bản hợp đồng thuê nhà ở.
3. Tìm hiểu pháp lý nhà thuê có bị thế chấp hoặc tranh chấp không
Ngoài kiểm tra thông tin của chủ cho thuê và các khoản quy định thanh toán, bạn cũng phải tìm hiểu rõ xem ngôi nhà muốn thuê có đang bị thế chấp ở ngân hàng nào hay không. Nếu có, bạn nên trao đổi thẳng thắn với chủ nhà, xem liệu ngân hàng có cho phép cho thuê căn nhà hay không.
Ngoài kiểm tra thông tin của chủ cho thuê và các khoản quy định thanh toán, bạn cũng phải tìm hiểu rõ xem ngôi nhà muốn thuê có đang bị thế chấp ở ngân hàng nào hay không. Nếu có, bạn nên trao đổi thẳng thắn với chủ nhà, xem liệu ngân hàng có cho phép cho thuê căn nhà hay không.
Thông thường, trong nội dung thỏa thuận thế chấp có nêu rõ nếu không được ngân hàng chấp thuận, căn nhà sẽ không được dùng vào mục đích cho thuê. Trường hợp việc cho thuê căn nhà không được chấp thuận bởi ngân hàng, và chủ căn nhà ngừng trả tiền thế chấp, bạn sẽ mất quyền thuê khi ngân hàng thu hồi quyền sở hữu căn nhà. Chưa kể, thực tế có nhiều trường hợp khách thuê sẽ mất luôn khoản ký quỹ ban đầu.
Theo một khảo sát cho thấy, hiện nay, các chủ cho thuê chỉ chấp nhận cho người thuê thuê nhà trong khoảng thời gian dài hạn trên 1 năm. Theo đó, người thuê nhà phải đặt cọc tiền thuê từ 1 - 2 tháng tiền thuê cho chủ nhà, ký kết hợp đồng thuê nhà ở dài hạn. Ngoài ra, người đi thuê cần lưu ý thêm 3 điểm nhỏ sau để đảm bảo quyền lợi lấy lại tiền cọc nhà khi kết thúc hợp đồng.
Thông thường, người thuê phải thông báo cho chủ nhà trước từ 15 - 30 ngày khi muốn chuyển đi. Dù việc này tùy vào từng chủ nhà mà có quy định thời gian khác nhau, nhưng hãy luôn chắc chắn rằng bạn thực hiện đúng thời hạn đã ký kết. Đừng “dây dưa” kéo dài thêm vài ngày vì điều này sẽ gây bất lợi cho khoản tiền đặt cọc của bạn đấy!
Nếu trong thời gian lưu trú, bạn có treo ảnh, móc quần áo hay treo tivi… thì chắc chắn trên đường sẽ có những lỗ hổng. Bạn cần trát lại những lỗ hổng này và sơn lại như ban đầu. Ngoài ra, những đồ đặc trong nhà thuộc quyền sở hữu của chủ nhà (giường, tủ, bàn ghế…) cũng nên được đặt lại ở vị trí ban đầu.
Trước khi trả lại nhà thuê, bạn nên dọn hết những đồ dùng hư, hỏng hoặc không dùng tới nữa. Đừng nên để bất cứ tài sản gì của bạn ở lại căn nhà sắp trả. Đây là điều rất cần thiết vì có một số nơi, chủ nhà không tính là bạn đã chuyển đi nếu đồ đạc của bạn vẫn còn trong phòng.
Thông báo cho chủ nhà đúng thời gian quy định khi muốn chuyển đi Trả lại nhà với hiện trạng như ban đầu Lau dọn nhà cửa sạch sẽ
Theo TBKD
4. Chú ý các điều kiện liên quan đến tiền cọc và thủ tục kết thúc hợp đồng
Theo một khảo sát cho thấy, hiện nay, các chủ cho thuê chỉ chấp nhận cho người thuê thuê nhà trong khoảng thời gian dài hạn trên 1 năm. Theo đó, người thuê nhà phải đặt cọc tiền thuê từ 1 - 2 tháng tiền thuê cho chủ nhà, ký kết hợp đồng thuê nhà ở dài hạn. Ngoài ra, người đi thuê cần lưu ý thêm 3 điểm nhỏ sau để đảm bảo quyền lợi lấy lại tiền cọc nhà khi kết thúc hợp đồng.
Thông thường, người thuê phải thông báo cho chủ nhà trước từ 15 - 30 ngày khi muốn chuyển đi. Dù việc này tùy vào từng chủ nhà mà có quy định thời gian khác nhau, nhưng hãy luôn chắc chắn rằng bạn thực hiện đúng thời hạn đã ký kết. Đừng “dây dưa” kéo dài thêm vài ngày vì điều này sẽ gây bất lợi cho khoản tiền đặt cọc của bạn đấy!
Nếu trong thời gian lưu trú, bạn có treo ảnh, móc quần áo hay treo tivi… thì chắc chắn trên đường sẽ có những lỗ hổng. Bạn cần trát lại những lỗ hổng này và sơn lại như ban đầu. Ngoài ra, những đồ đặc trong nhà thuộc quyền sở hữu của chủ nhà (giường, tủ, bàn ghế…) cũng nên được đặt lại ở vị trí ban đầu.
Trước khi trả lại nhà thuê, bạn nên dọn hết những đồ dùng hư, hỏng hoặc không dùng tới nữa. Đừng nên để bất cứ tài sản gì của bạn ở lại căn nhà sắp trả. Đây là điều rất cần thiết vì có một số nơi, chủ nhà không tính là bạn đã chuyển đi nếu đồ đạc của bạn vẫn còn trong phòng.
Thông báo cho chủ nhà đúng thời gian quy định khi muốn chuyển đi Trả lại nhà với hiện trạng như ban đầu Lau dọn nhà cửa sạch sẽ
Theo TBKD
0 Comment
more_vert