Những màn kịch lừa đảo mua bán nhà đất:
1. Một ngôi nhà nhưng bán nhiều người: Đây có lẽ là hình thức lừa đảo mua bán nhà đất thường gặp nhất với cách thức đơn giản nhưng chỉ cần không chú ý bạn sẽ rất dễ dàng rơi vào bẫy. Đầu tiên, để tạo thu hút và niềm tin cho bạn, đối tượng sẽ đăng tin rao bán nhà đất với giá khá thấp so với thị trường, hình ảnh sổ, giấy tờ nhà đất xác thực, rõ ràng, cùng lời mời gọi hấp dẫn.
Sau khi tiếp cận được đối tượng, kẻ lừa đảo sẽ đưa ra nhiều lý do để dụ dỗ bạn cọc tiền hoặc chồng tiền một phần với cam kết chỉ bằng giấy tay. Cùng hình thức đó, kẻ lừa đảo tiếp tục gom của nhiều người nhẹ dạ, cả tin một số tiền lớn và cao chạy xa bay.
2. Lừa đảo mua bán nhà đất bằng sổ giả, giấy tờ giả: Sẽ có hai hình thức lừa đảo mua bán nhà đất theo phương thức này nhằm vào cả hai đối tượng người bán và người mua. Đối với người bán, kẻ lừa đảo sẽ trong vai trò người mua nhà cần xem sổ, lấy thông tin sổ để xác thực và lợi dụng thông tin đó để làm một cuốn sổ, hồ sơ giả. Tiếp theo, vẫn dùng cách cũ, lần này nhân cơ hội bạn không để ý để đánh tráo giữa sổ giả và thật.
Đối với người mua, lần này kẻ lừa đảo sẽ là người bán, đó có thể là chủ đất hoặc người được ủy quyền. Họ làm nhiều bộ hồ sơ, giấy tờ giả để bán cho nhiều người cùng lúc. Đến khi bạn chồng đủ tiền và nhận sổ thì mọi việc đã muộn.
Lừa đảo mua bán nhà đất ngày càng nhiều thủ đoạn tinh vi, chỉ cần không chú ý bạn rất dễ trở thành nạn nhân
3. Lừa đảo mua bán nhà đất bằng cách lợi dụng sự tín nhiệm: Hình thức lừa đảo mua bán nhà đất này thường xuất hiện khi bạn là chủ nhà đất có nhu cầu vay tiền nhưng vì lý do nào đó như tín dụng xấu nên bắt buộc phải nhờ người khác đứng ra vay giúp. Đối tượng lợi dụng lòng tin của bạn và bắt buộc phải làm hợp đồng mua bán nhà đất để làm cam kết tạm thời giữa bạn và đối tượng hoặc để đối tượng dùng tài sản đó thay bạn vay ngân hàng.
Cái kết ở đây là kẻ lừa đảo dùng tài sản vừa được bạn ủy quyền tiến hành mua bán rồi chiếm đoạt số tiền đó. Hoặc đối tượng vay ngân hàng nhiều hơn số tiền bạn cần, cuối cùng vượt quá khả năng chi trả và ngân hàng phát mãi tài sản thế chấp là của bạn.
4. Lừa đảo mua bán nhà đất qua vi bằng: Đây là hình thức lừa đảo mua bán nhà đất xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây. Lợi dụng sự hiểu sai của bạn về hình thức lập vi bằng, các đối tượng bán cho bạn đất xấu, phân lô trái phép, đất không đủ pháp lý thông qua hợp đồng mua bán nhà đất bằng giấy tay với lời cam kết an tâm vì đã có vi bằng do cơ quan thừa phát lại cấp, điều này đem lại rủi ro rất lớn cho bạn khi có thể bị lừa trắng tay.
Về bản chất bạn phải hiểu vi bằng không phải là hợp đồng hay giao dịch. Vi bằng là văn bản do cơ quan thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác chứ không phải là đại diện pháp lý cho việc mua bán nhà đất.
Nội dung trên vi bằng cũng ghi rõ vi bằng không thể thay thế văn bản công chứng, chứng thực
Mọi hoạt động mua bán nhà đất đều phải thực hiện qua hợp đồng mua bán nhà đất được công chứng và có thể yêu cầu lập vi bằng để ghi nhận việc bàn giao tiền, tài sản, ghi nhận hiện trạng tài sản để làm chứng cứ nếu có tranh chấp về mua bán nhà đất sau này chứ không có giá trị như hợp đồng mua bán nhà đất.5. Đưa ra thông tin mập mờ để lừa đảo mua bán nhà đất: Hình thức lừa đảo mua bán nhà đất này là các đối tượng cố tình làm mờ, thậm chí thay đổi thông tin bất lợi trên sổ, giấy tờ khi cho người mua xem. Các thông tin bất lợi này có thể là về đất nằm trong diện quy hoạch hoặc sửa từ sở hữu có thời hạn sang lâu dài…
6. Đóng vai người mua bán nhà đất để đẩy giá lên cao: Bạn còn đang lưỡng lự chọn mua một mảnh đất vì giá của nó cao hơn nhiều so với thị trường thì đột nhiên có vị đại gia tìm đến bạn và hỏi mua chính mảnh đất đó với giá cao hơn rất nhiều so với giá bạn định mua và cọc cho bạn một số tiền để tạo tin tưởng.
Vậy là bạn sốt sắng chồng tiền mua mảnh đất đó không suy nghĩ với hy vọng có thể sang tên ngay cho vị đại gia để kiếm lời. Và cuối cùng bạn rơi vào cái bẫy của người bán và vị đại gia đồng bọn, mua mảnh đất có giá cao hơn nhiều so với thực tế, thậm chí còn bị vướng mắc về pháp lý.
Cần làm gì để tránh bị lừa đảo khi mua bán nhà đất?
Ngày nay, các hình thức lừa đảo mua bán nhà đất xuất hiện ngày càng nhiều và thủ đoạn càng tinh vi, nhắm tới cả người bán và người mua. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” bạn cần phải trang bị cho mình đủ kiến thức và cập nhật liên tục để không phải rơi vào cảnh tiền mất, tật mang.
Các lưu ý khi tiến hành mua bán nhà đất mà bạn nên nhớ:
- Kiểm tra đầy đủ thông tin: Điều đầu tiên bạn cần làm khi tiến hành mua bán nhà đất là xác định rõ ràng các thông tin về tài sản như chủ sở hữu, vị trí chính xác, đất không bị cầm cố hoặc thuộc diện bị thu hồi, quy hoạch, xác định tình trạng thực tế nhà đất...
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà, đất và tài sản gắn liền trên đất và hợp đồng mua bán nhà đất phải được công chứng, chứng thực, đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Khi ký hợp đồng mua bán nhà đất, bạn vẫn chưa được chắc chắn về quyền lợi, chỉ khi nào nộp thuế trước bạ xong thì Nhà nước mới công nhận giao dịch và đảm bảo quyền lợi cho bạn.
Khi mua bán nhà đất cần chắc chắn rằng mọi giấy tờ, hồ sơ bạn xem không phải là giả
- Không giao tiền khi chưa làm xong thủ tục chuyển nhượng: Có một số trường hợp bên bán bắt bạn chuyển trước một phần giá trị giao dịch với cái cớ là để chi trả phí thủ tục. Bạn cần nên nhớ trước khi hoàn tất ký hợp đồng mua bán nhà đất, nhận sổ, bàn giao nhà thì không có gi đảm bảo chắc chắn bạn không bị lừa. Vì vậy chỉ tiến hành giao tiền khi làm xong các thủ tục chuyển nhượng.
- Với các trường hợp mua bán nhà đất qua hợp đồng ủy quyền: Bạn nên liên hệ với các cơ quan công chứng để xác định hợp đồng đó có hợp pháp hay không
- Tránh cho người khác tiếp xúc với sổ chính: Để tránh tình trạng đánh tráo bằng sổ giả trong trường hợp bạn là người bán. Còn nếu là người mua hãy chắc chắn sổ, giấy tờ bạn xem là thật.
- Kiểm tra thật kỹ các thông tin trên hợp đồng mua bán nhà đất: Các thông tin bạn nên lưu ý đó là giá trị hợp đồng mua bán nhà đất, thông tin người mua và bán, vị trí nhà đất và các điều khoản liên quan đến cách thức giao nhận tiền và tài sản để tránh bị đưa vào các tình huống bất lợi. Ngoài ra, một điều khoản về việc đền bù nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán nhà đất là cách rất tốt để bảo vệ quyền lợi của mình.
Nên làm gì khi bị lừa đảo mua bán nhà đất?
1. Ngăn chặn hoạt động liên quan đến mua bán nhà đất: Khi sự việc đã rồi, tức là bạn đã bị lừa mua bán nhà đất thì việc đầu tiên nên làm là soạn một tờ đơn ngăn chặn hoạt động mua bán nhà đất đó nhằm tránh mọi việc trở nên phức tạp và rối rắm hơn khi có sự tham gia của bên thứ 3. Đơn ngăn chặn hành vi mua bán nhà đất bạn cần gửi đến các cơ quan sau: Sở Tư pháp tỉnh/thành phố nơi có đất, các văn phòng công chứng trên địa bàn thành phố nơi có đất, văn phòng đăng ký đất đai Quận/huyện nơi có đất, UBND phường nơi có đất.
Mục đích của việc làm đơn là thông báo đến các cơ quan chức năng về tình trạng tranh chấp liên quan đên mua bán nhà đất. Kèm theo là bằng chứng của việc tranh chấp.
2. Đàm phán trực tiếp: Thực ra việc bị lừa không chỉ hẳn là lỗi của một bên, việc nhẹ dạ, cả tin, thiếu kiến thức về luật pháp chính là cơ hội để kẻ lừa đảo tận dụng. Nếu chẳng may là nạn nhân của lừa đảo mua bán nhà đất, hãy tìm cách thông báo cho đối tượng rằng bạn đã phát hiện ra hành vi và có biện pháp nhờ tới pháp luật can thiệp nhưng sẵn sàng đàm phán để giải quyết trong êm thấm để tránh rắc rối thêm cho hai bên. Biết đâu, bạn sẽ giải quyết được mọi chuyện một cách êm đẹp.
3. Khởi kiện, tố cáo đối tượng lừa đảo mua bán nhà đất: Đây là con đường cuối cùng nếu không thể đàm phán hoặc đối tượng lừa đảo mua bán nhà đất đã bỏ trốn. Bạn cần làm đơn tố cáo ra các cơ quan chức năng nhằm yêu cầu hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã sang tên hoặc các hợp đồng ủy quyền, hợp đồng mua bán liên quan.
Nếu có dấu hiệu “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định của bộ luật hình sự, cơ quan chức năng sẽ tiến hành khởi tố, điều tra vụ việc và có biện pháp đảm bảo quyền lợi cho bạn.
1. Ngăn chặn hoạt động liên quan đến mua bán nhà đất: Khi sự việc đã rồi, tức là bạn đã bị lừa mua bán nhà đất thì việc đầu tiên nên làm là soạn một tờ đơn ngăn chặn hoạt động mua bán nhà đất đó nhằm tránh mọi việc trở nên phức tạp và rối rắm hơn khi có sự tham gia của bên thứ 3. Đơn ngăn chặn hành vi mua bán nhà đất bạn cần gửi đến các cơ quan sau: Sở Tư pháp tỉnh/thành phố nơi có đất, các văn phòng công chứng trên địa bàn thành phố nơi có đất, văn phòng đăng ký đất đai Quận/huyện nơi có đất, UBND phường nơi có đất.
Mục đích của việc làm đơn là thông báo đến các cơ quan chức năng về tình trạng tranh chấp liên quan đên mua bán nhà đất. Kèm theo là bằng chứng của việc tranh chấp.
2. Đàm phán trực tiếp: Thực ra việc bị lừa không chỉ hẳn là lỗi của một bên, việc nhẹ dạ, cả tin, thiếu kiến thức về luật pháp chính là cơ hội để kẻ lừa đảo tận dụng. Nếu chẳng may là nạn nhân của lừa đảo mua bán nhà đất, hãy tìm cách thông báo cho đối tượng rằng bạn đã phát hiện ra hành vi và có biện pháp nhờ tới pháp luật can thiệp nhưng sẵn sàng đàm phán để giải quyết trong êm thấm để tránh rắc rối thêm cho hai bên. Biết đâu, bạn sẽ giải quyết được mọi chuyện một cách êm đẹp.
3. Khởi kiện, tố cáo đối tượng lừa đảo mua bán nhà đất: Đây là con đường cuối cùng nếu không thể đàm phán hoặc đối tượng lừa đảo mua bán nhà đất đã bỏ trốn. Bạn cần làm đơn tố cáo ra các cơ quan chức năng nhằm yêu cầu hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã sang tên hoặc các hợp đồng ủy quyền, hợp đồng mua bán liên quan.
Nếu có dấu hiệu “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định của bộ luật hình sự, cơ quan chức năng sẽ tiến hành khởi tố, điều tra vụ việc và có biện pháp đảm bảo quyền lợi cho bạn.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù từ 7 - 20 năm, thậm chí là chung thân
Đương nhiên bạn sẽ mất rất nhiều thời gian, tiền bạc cũng như công sức để có thể lấy lại tài sản. Vì vậy hãy cố gắng cẩn thận trong mọi hoạt động mua bán nhà đất và luôn cập nhật cho mình kiến thức mới nhất để không bị lợi dụng và rơi vào tình huống bị lừa đảo mua bán nhà đất.
Hoàng Triều (Theo Rever)
0 Comment
more_vert