Ngày 14-4, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, xác nhận đã ký công văn bãi bỏ các văn bản yêu cầu tạm dừng thực hiện các thủ tục cho những dự án đang chờ kết luận thanh tra, kiểm tra.
Dự án chung cư Napoleon Catsle 1 trên khu đất vàng ở TP Nha Trang đang bị điều tra và phải thẩm định lại giá đất. Ảnh: Tấn Lộc |
Tháo gỡ cho các dự án bị tạm dừng
Theo ông Nguyễn Tấn Tuân, trước đây, theo yêu cầu của Thanh tra Chính phủ (TTCP), UBND tỉnh Khánh Hòa đã có các văn bản chỉ đạo, yêu cầu các sở, ngành, địa phương liên quan rà soát, tạm dừng triển khai các thủ tục của một số dự án có sử dụng đất (SDĐ) công trong thời gian chờ kết luận chính thức của các cơ quan thanh tra, kiểm tra. Nay, TTCP đã có kết luận thanh tra về một số dự án này ở Khánh Hòa, do đó UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành và địa phương căn cứ nội dung các thông báo của TTCP, UBND tỉnh để triển khai thực hiện theo đúng kết luận của TTCP và quy định của pháp luật.
UBND tỉnh thống nhất bãi bỏ các văn bản có nội dung liên quan đến việc tạm dừng dự án để chờ kết luận thanh tra nêu trên. Những dự án bị thanh tra này đã làm nhiều dự án khác ở Khánh Hòa bị đình trệ gần hai năm qua và nhiều kiến nghị của các nhà đầu tư liên quan đến triển khai các dự án không thể giải quyết.
Trước đó, tháng 11-2020, TTCP ban hành thông báo kết luận thanh tra việc chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác; kiểm tra, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại một số dự án ở Khánh Hòa. Theo đó, TTCP đã tiến hành thanh tra 32 dự án, ba trường hợp chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh.
TTCP đã phát hiện phần lớn các dự án trên có sai phạm. Vi phạm phổ biến là không tổ chức đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư; giao đất, cho thuê đất không đấu giá quyền SDĐ; xác định giá đất thấp, gây thiệt hại, thất thoát ngân sách nhà nước; dự án SDĐ trái quy hoạch; dự án SDĐ không có trong kế hoạch SDĐ; chuyển mục đích SDĐ trái quy định; tự đặt ra “đất ở không hình thành đơn vị ở” không có trong Luật Đất đai; vi phạm quy hoạch SDĐ, kế hoạch SDĐ, quy hoạch xây dựng; vi phạm mật độ xây dựng, chậm tiến độ…
TTCP đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức thực hiện khắc phục các vi phạm. Qua đó, các cơ quan thẩm quyền tỉnh Khánh Hòa đã ban hành các quyết định chấm dứt hoạt động của 10 dự án, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, thu hồi đất đã giao, cho thuê. Tỉnh Khánh Hòa tiến hành rà soát lại việc xác định, thực hiện nghĩa vụ tài chính từ đất đai để đảm bảo đúng quy định pháp luật, không để thất thu ngân sách nhà nước.
Hủy các quyết định miễn, giảm sai quy định
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, qua rà soát của các sở, ngành, sau thanh tra, kiểm tra của các cơ quan thẩm quyền, có nhiều nội dung trong quản lý đầu tư, xây dựng cần phải khắc phục. Đó là đấu giá quyền SDĐ; đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án; liên doanh - liên kết; quy hoạch, kế hoạch SDĐ; quy hoạch xây dựng, mật độ xây dựng; xử lý “đất ở không hình thành đơn vị ở”; xác định lại tiền SDĐ và nghĩa vụ tài chính liên quan chống thất thu ngân sách.
Ông Nguyễn Tấn Tuân cho biết đối với các dự án không phải chấm dứt hoạt động theo kết luận của TTCP, UBND tỉnh đã yêu cầu các sở, ngành, địa phương, cơ quan liên quan khẩn trương xử lý, khắc phục tồn tại, thiếu sót; đồng thời hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện thủ tục theo quy định. Thời gian thực hiện, hoàn thành trước ngày 30-4.
“Những dự án mà trước đây yêu cầu tạm dừng nay phải kiểm tra lại vì đã có kết luận thanh tra. Từ kết luận thanh tra sẽ áp vào. Tinh thần là rà soát lại từng dự án để thực hiện đúng quy định pháp luật. Phải thẩm định lại giá ở thời điểm giao đất, cho thuê đất của tất cả dự án có vi phạm. Dự án dù đã hoàn thành hay đang xây dựng đều phải thẩm định lại, xác định lại giá hết. Vấn đề là phải thẩm định giá cho đúng quy định, không để thất thu ngân sách nhà nước” - ông Tuân nói.
Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa khẳng định tỉnh sẽ hủy tất cả quyết định miễn, giảm tiền SDĐ, tiền thuê đất không đúng quy định. Đồng thời thu hồi toàn bộ tiền miễn, giảm SDĐ, cho thuê đất sai quy định. Vừa qua, tỉnh đã thu hồi được hơn 60 tỉ đồng từ các khoản này.
Theo ông Nguyễn Tấn Tuân, trước đây, theo yêu cầu của Thanh tra Chính phủ (TTCP), UBND tỉnh Khánh Hòa đã có các văn bản chỉ đạo, yêu cầu các sở, ngành, địa phương liên quan rà soát, tạm dừng triển khai các thủ tục của một số dự án có sử dụng đất (SDĐ) công trong thời gian chờ kết luận chính thức của các cơ quan thanh tra, kiểm tra. Nay, TTCP đã có kết luận thanh tra về một số dự án này ở Khánh Hòa, do đó UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành và địa phương căn cứ nội dung các thông báo của TTCP, UBND tỉnh để triển khai thực hiện theo đúng kết luận của TTCP và quy định của pháp luật.
UBND tỉnh thống nhất bãi bỏ các văn bản có nội dung liên quan đến việc tạm dừng dự án để chờ kết luận thanh tra nêu trên. Những dự án bị thanh tra này đã làm nhiều dự án khác ở Khánh Hòa bị đình trệ gần hai năm qua và nhiều kiến nghị của các nhà đầu tư liên quan đến triển khai các dự án không thể giải quyết.
Trước đó, tháng 11-2020, TTCP ban hành thông báo kết luận thanh tra việc chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác; kiểm tra, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại một số dự án ở Khánh Hòa. Theo đó, TTCP đã tiến hành thanh tra 32 dự án, ba trường hợp chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh.
TTCP đã phát hiện phần lớn các dự án trên có sai phạm. Vi phạm phổ biến là không tổ chức đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư; giao đất, cho thuê đất không đấu giá quyền SDĐ; xác định giá đất thấp, gây thiệt hại, thất thoát ngân sách nhà nước; dự án SDĐ trái quy hoạch; dự án SDĐ không có trong kế hoạch SDĐ; chuyển mục đích SDĐ trái quy định; tự đặt ra “đất ở không hình thành đơn vị ở” không có trong Luật Đất đai; vi phạm quy hoạch SDĐ, kế hoạch SDĐ, quy hoạch xây dựng; vi phạm mật độ xây dựng, chậm tiến độ…
TTCP đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức thực hiện khắc phục các vi phạm. Qua đó, các cơ quan thẩm quyền tỉnh Khánh Hòa đã ban hành các quyết định chấm dứt hoạt động của 10 dự án, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, thu hồi đất đã giao, cho thuê. Tỉnh Khánh Hòa tiến hành rà soát lại việc xác định, thực hiện nghĩa vụ tài chính từ đất đai để đảm bảo đúng quy định pháp luật, không để thất thu ngân sách nhà nước.
Hủy các quyết định miễn, giảm sai quy định
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, qua rà soát của các sở, ngành, sau thanh tra, kiểm tra của các cơ quan thẩm quyền, có nhiều nội dung trong quản lý đầu tư, xây dựng cần phải khắc phục. Đó là đấu giá quyền SDĐ; đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án; liên doanh - liên kết; quy hoạch, kế hoạch SDĐ; quy hoạch xây dựng, mật độ xây dựng; xử lý “đất ở không hình thành đơn vị ở”; xác định lại tiền SDĐ và nghĩa vụ tài chính liên quan chống thất thu ngân sách.
Ông Nguyễn Tấn Tuân cho biết đối với các dự án không phải chấm dứt hoạt động theo kết luận của TTCP, UBND tỉnh đã yêu cầu các sở, ngành, địa phương, cơ quan liên quan khẩn trương xử lý, khắc phục tồn tại, thiếu sót; đồng thời hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện thủ tục theo quy định. Thời gian thực hiện, hoàn thành trước ngày 30-4.
“Những dự án mà trước đây yêu cầu tạm dừng nay phải kiểm tra lại vì đã có kết luận thanh tra. Từ kết luận thanh tra sẽ áp vào. Tinh thần là rà soát lại từng dự án để thực hiện đúng quy định pháp luật. Phải thẩm định lại giá ở thời điểm giao đất, cho thuê đất của tất cả dự án có vi phạm. Dự án dù đã hoàn thành hay đang xây dựng đều phải thẩm định lại, xác định lại giá hết. Vấn đề là phải thẩm định giá cho đúng quy định, không để thất thu ngân sách nhà nước” - ông Tuân nói.
Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa khẳng định tỉnh sẽ hủy tất cả quyết định miễn, giảm tiền SDĐ, tiền thuê đất không đúng quy định. Đồng thời thu hồi toàn bộ tiền miễn, giảm SDĐ, cho thuê đất sai quy định. Vừa qua, tỉnh đã thu hồi được hơn 60 tỉ đồng từ các khoản này.
Hàng loạt dự án bị ngừng trệTấn Lộc
Theo Sở KH&ĐT tỉnh Khánh Hòa, đến tháng 12-2020, trên địa bàn tỉnh có 579 dự án đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách. Những dự án này được chia thành ba nhóm, gồm: Nhóm dự án tiếp tục triển khai (148 dự án); nhóm xem xét, khắc phục vướng mắc tồn tại (409 dự án) và nhóm xem xét chấm dứt hoạt động, đã thu hồi (22 dự án).
Kết quả rà soát của các cơ quan chức năng cho thấy các dự án còn nhiều vướng mắc, nổi cộm là vướng về thủ tục quy hoạch vì một số khu vực chưa có quy hoạch chung, quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch không còn phù hợp; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng vướng mắc khiến quá trình thực hiện dự án bị kéo dài; nhiều dự án triển khai thi công xây dựng khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc thi công không đúng với giấy phép xây dựng...
Theo Pháp Luật Online
0 Comment
more_vert